Khoa Kỹ thuật công trình

KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

 E.mail: [email protected]

TRƯỞNG KHOA
Thạc sĩ Phạm Văn Phụng
 
A. CHỨC NĂNG:

1. Tham mưu Hiệu trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình học tập thuộc các chuyên ngành của Khoa.

2. Thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức thuộc các chuyên ngành của Khoa.

3. Thực hiện quản lý công tác chuyên môn và quản lý học sinh, sinh viên (HSSV) thuộc Khoa.

B. NHIỆM VỤ: 

1. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, sinh viên.

2. Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Nhà trường, cụ thể:

2.1. Phụ trách đào tạ – Ngành:

+ Hệ Cao đẳng: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng.

+ Hệ Trung cấp Chuyên nghiệp: Công trình Thủy lợi, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng công trình Thủy điện.

– Nghề: Xây dựng và hoàn thiện công trình.

2.2. Phối hợp đào tạ

– Ngành:

+ Hệ Cao đẳng: Công nghệ Kỹ thuật Tài nguyên nước.

+ Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: Thủy lợi tổng hợp, Cấp thoát nước.

+ Hệ Nghề: Quản lý khai thác công trình Thủy lợi, Quản lý vận hành bơm điện, Cấp thoát nước.

2.3. Quản lý cơ sở vật chất:

– Xưởng thực hành tay nghề cơ bản cho các ngành, nghề kỹ thuật.

– Phòng thực hành Máy thi công.

– Phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng.

– Phòng thí nghiệm Điện kỹ thuật.

2.4. Giảng dạy các môn học:

– Đối với các ngành:

+ Hệ Cao đẳng: Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật, An toàn lao động, Vật liệu xây dựng, Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép, Kết cấu Công trình, Tổ chức quản lý Công trình xây dựng, Máy xây dựng, Kỹ thuật Điện công trình, Kỹ thuật Thi công, Thủy công, Nền móng, Cấu tạo kiến trúc, Dẫn dòng thi công và công tác hố móng, Công nghệ xây dựng cầu giao thông, Công nghệ xây dựng nhà cao tầng, Công nghệ xây dựng công trình ngầm, Giám sát chất lượng công trình, Kỹ năng chỉ đạo Dự án xây dựng, Thiết kế Đập, Thiết kế công trình dẫn tháo nước, Thiết kế Nhà cao tầng, Thiết kế Nhà công nghiệp, Thiết kế công trình giao thông bộ, Thiết kế công trình giao thông thủy, Cơ sở hạ tầng và giao thông.

+ Hệ Trung cấp Chuyên nghiệp: Vẽ kỹ thuật, Lực học, Kết cấu, Thủy công, Vật liệu xây dựng, Vật liệu cấp thoát nước, Điện kỹ thuật, An toàn lao động, Máy xây dựng, Thi công, Cơ xây dựng, Cấu tạo kiến trúc, Nguyên lý thiết kế kiến trúc, Kỹ thuật thi công, Dự toán xây dựng cơ bản, Tổ chức thi công.

– Đối với các nghề: Cơ kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật, Công trình thủy lợi, Vật liệu xây dựng, Vật liệu cấp thoát nước, Điện kỹ thuật, Kỹ thuật an toàn, Kỹ thuật nề hoàn thiện.

2.5. Hướng dẫn thực hành, thực tập:

– Đối với các ngành:

+ Hệ Cao đẳng: Thực tập Vật liệu xây dựng, Thực tập Thí nghiệm và Kiểm định công trình, Thực tập nghề nghiệp, Thực tập Tốt nghiệp.

+ Hệ Trung cấp Chuyên nghiệp: Kỹ thuật viên thiết kế, Kỹ thuật viên thi công, Tay nghề công nhân, Tay nghề cơ bản.

– Đối với các nghề:

Thực hành: Nề, Hàn, Nguội.

Thực tập: Cốt thép, Mộc xây dựng, Tay nghề cơ bản, Điện.

3. Quản lý Giáo viên thuộc Khoa và căn cứ kế hoạch đào tạo, lịch giảng dạy, kế hoạch thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp được giao để phân công Giảng viên, Giáo viên (gọi chung là Giáo viên) trong Khoa, Bộ môn thực hiện. Phân định chuyên môn, nội dung giảng dạy các môn học đối với Giáo viên thuộc Khoa. Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của từng môn học trong Khoa nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.

4. Tổ chức biên soạn chương trình, đề cương, giáo trình, bài giảng môn học, tài liệu hướng dẫn thực hành, thực tập thuộc Khoa phụ trách khi có kế hoạch; Cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy; Tổ chức nghiên cứu cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập; Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập; Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về: Chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào giảng dạy, sản xuất.

5. Xây dựng kế hoạch, đề cương và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với Giáo viên trong Khoa; Tổ chức bồi dưỡng Giáo viên mới, Giáo viên dạy giỏi, Giáo viên tập sự trong Khoa về chuyên môn và sư phạm; Tham gia các hoạt động học thuật của Trường. Tổ chức hội thảo chuyên đề, dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của Giáo viên.

6. Phối hợp với các Đơn vị chức năng tổ chức đánh giá công tác giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất Hiệu trưởng hướng giải quyết để không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy và học tập ở Trường.

7. Tổ chức triển khai thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo, khảo thí, kiểm định chất lượng. Phối hợp với các đơn vị có chức năng theo dõi, đánh giá kết qủa rèn luyện HSSV trong quá trình đào tạo theo các qui định; Theo dõi thực hiện công tác Giáo viên Chủ nhiệm, quản lý học tập đối với HSSV, các công tác rèn luyện HSSV về: Thực hành, Thực tập, Lao động sản xuất. Đề xuất với Nhà trường xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc giảng dạy, học tập của Khoa.

8. Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu Khoa học – Kỹ thuật, dịch vụ khoa học và công nghệ hoặc áp dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào giảng dạy, thực tập phục vụ sản xuất. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các Hội thảo khoa học chuyên Ngành. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

9. Triển khai việc thực hiện các Văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với Giảng viên, Giáo viên thuộc Khoa. Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các Văn bản của Trường và các cấp khi gửi đến Khoa; Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Trường; Phát huy truyền thống tốt đẹp của Người Giáo viên Nhân dân.

10. Xác nhận các giấy tờ của HSSV thuộc Khoa phụ trách. Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài thi kết thúc môn học theo qui định.

11. Thực hiện việc thi hết môn, thi tốt nghiệp thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch chung của Trường. Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên Ngành thuộc Khoa.

12. Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Khoa; Thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường.

13. Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

14. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao.

Ý kiến của bạn