CTĐT ngành Thủy lợi tổng hợp

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Tên ngành: Thuỷ lợi Tổng hợp

Mã ngành: 5620125

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:

– Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

– Hoàn thành chương trình đào tạo THPT hoặc tương đương và chưa tốt nghiệp.

– Tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Thời gian đào tạo:

– Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương: 18 tháng.

– Đã hoàn thành chương trình đào tạo Trung học phổ thông hoặc tương đương và chưa tốt nghiệp: 20 tháng.

– Tốt nghiệp Trung học cơ sở: 24 tháng .

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên trình độ Trung cấp chuyên ngành Thủy lợi tổng hợp có sức khỏe, có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 4 (chuẩn khung trình độ quốc gia), đủ khả năng làm việc tại tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi, trực tiếp vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tham gia khảo sát, thiết kế các công trình  thuỷ lợi vừa và nhỏ; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp; tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:

1.2.1. Về kiến thức:

+ Nhận thức  được nội dung cơ bản một số văn bản, quy phạm pháp luật có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Mô tả đ­ược cấu tạo và trình bày được nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật, đặc điểm làm việc của công trình và các thiết bị cơ bản trong HTCTTL.

+ Trình bày được quy trình quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình, thiết bị cơ bản trong HTCTTL.

+ Trình bày được các bước thi công một số công trình đất và xây đúc như cống, kênh, kè, bậc nước, dốc nước…

1.2.2. Về kỹ năng

+ Đọc và giải thích được bản vẽ các CTTL đơn giản, bản đồ địa hình, bình đồ khu vực tưới, tiêu.

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi trong hệ thống thủy nông.

+ Vận hành, duy tu, bảo dưỡng được các công trình trên hệ thống thủy nông đảm bảo đúng quy trình, quy phạm và yêu cầu kỹ thuật.

+ Thực hiện được Kế hoạch dùng nước đảm bảo theo đúng hợp đồng sử dụng nước.

+ Thi công xây dựng, sửa chữa được các hạng mục công trình thủy lợi có cấu tạo đơn giản.

+ Thực hiện được Nvu QLVH theo đúng quy trình QL vận hành CT và thiết bị đã được ban hành

+ Thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

+ Trình độ ngoại ngữ: Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

+ Trình độ tin học: có kỹ năng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

1.2.3. Mức tự chủ và trách nhiệm

1.2.3. Mức tự chủ và trách nhiệm

– Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuân thủ đúng các qui trình qui phạm kỹ thuật có liên quan trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, hiểu và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân đối với đơn vị, cộng đồng, xã hội.

– Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp và có ý chí vươn lên.

– Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp.

– Có ý thức bảo vệ môi trường.

– Có ý thức rèn luyện sức khoẻ để đảm bảo công tác lâu dài.

1.3. Vị trí việc làm

Học sinh tốt nghiệp sẽ tham gia tại các vị trí sau:

– Kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: Tư vấn, xây dựng, quản lí vận hành các hệ thống thuỷ nông.

– Nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi

– Làm việc trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước; Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện…

– Tự tạo việc làm cho mình.

  • Ngoài ra học sinh có đủ năng lực tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
  1. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC:

– Số lượng môn học, mô đun: 25

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 55 Tín chỉ (Chưa kể GD QP-AN và GDTC)

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 180 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1000 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 397giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 603 giờ

Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 6 tháng

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã MH, MĐ Tên học phần Tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng Tổng Trong đó
 

Lý thuyết

Thực hành/Thực tập/ Thí nghiệm/Bài tập/Thảo luận Thi / Kiểm tra
I Các môn học chung 10 180   112  60
MH01 Chính trị 3 45 43 0 2
MH02 Pháp luật 2 30 28 0 2
MH03 Tin học 2 45 13 30 2
MH04 Tiếng Anh 3 60 28 30 2
II Các môn học, mô đun chuyên môn 45 1000 397 565 38
2.1 Môn học, mô đun cơ sở 21 380 220 138 22
2.1.1 Học phần bắt buộc 19 350 199 131 20
MH05 Vẽ kỹ thuật 2 45 21 22 2
MH06 Thiết bị điện trong công trình thuỷ lợi 2 30 22 6 2
MH07 Thủy văn và địa chất thuỷ văn 2 45 21 22 2
 MĐ08 Trắc địa 3 80 24 52 4
MH09 Thủy lực cơ sở 2 30 22 6 2
MH10 Bảo vệ môi trường 2 30 25 3 2
MH11 Vật liệu xây dựng 2 30 22 6 2
MH12 Cấu tạo kết cấu 2 30 22 6 2
MH13 Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động 2 30 20 8 2
2.1.2 Tự chọn 2 30 21 7 2
MH14 Tin học ứng dụng 2 30 21 7 2
MH15 Thuỷ lực công trình 2 30 21 7 2
2.2  Môn học, mô đun chuyên môn 16 300 177 107 16
2.2.1 Học phần bắt buộc 14 270 156 100 14
MH16 Kỹ thuật Tài nguyên nước 3 60 36 21 3
MH17 Cấu tạo Hệ thống công trình thuỷ lợi 2 30 21 7 2
MH18 Máy bơm, trạm bơm 2 30 21 7 2
MH19 Kỹ thuật thi công 3 60 36 21 3
MH20 Quản lý vận hành công trình thủy lợi 2 45 21 22 2
MH21 Quản lý vận hành trạm bơm nông nghiệp 2 45 21 22 2
2.2.2 Tự chọn 2 30 21 7 2
MH22 Thiết kế đường ống và kênh dẫn nước 2 30 21 7 2
MH23 Dự toán 2 30 21 7 2
2.3 Thực tập, thực hành (giờ) 8 320   320
 MĐ24 Tu sửa bảo dưỡng công trình và thiết bị trong Hệ thống thủy nông 4 160 160
MĐ25 Thực tập sản xuất 4 160 180
2.4 Thi tốt nghiệp
  Tổng cộng (không kể  GDQP+ TC) 55 1180 509 625 46

 

Ý kiến của bạn