CTĐT ngành Nghiệp vụ Nhà hàng

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

 

Tên nghề: Nghiệp vụ nhà hàng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh:

– Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên

– Trình độ học vấn: Trung học cơ sở trở lên

– Sức khỏe: Tốt

Số lượng mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

Mô tả khóa học

Chương trình dạy nghề Nhiệp vụ nhà hàng được thiết kế để đào tạo người học trở thành những người có tác phong công nghiệp, hợp tác với đồng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ về nghiệp vụ về phục vụ bàn trong khách sạn, nhà hàng.

Chương trình khóa học bao gồm các nội dung căn bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, lý thuyết và thực hành nghiệp vụ bàn, bar trong nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, một trong những kỹ năng rất cần thiết và là một lợi thế cho việc phát triển bản thân người học.

  1. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
  2. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

– Kiến thức:

+ Xác định được vị trí, chức năng, nhiệm vụ chung của bộ phận phục vụ ăn uống;

+ Nêu được các mối quan hệ giữa bộ phận phục vụ ăn uống với các bộ phận có liên quan, nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên và tiêu chuẩn vệ sinh trong phục vụ ăn uống;

+ Trình bày  được các kiến thức chuyên môn về tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

+ Nhận biết được các hình thức phục vụ: ăn theo thực đơn, chọn món, các loại tiệc. Các loại đồ uống pha chế: đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, các hình thức phục vụ khác;

+ Thực hiện được kỹ thuật đặt bàn ăn và phục vụ các bữa ăn điểm tâm, trưa, tối, tiệc Âu, Á; cách phục vụ một số các loại đồ uống với món ăn;

+ Phân tích được các quy trình chuyên môn liên quan đến tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

+ Xác định chính xác được một số yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự trong quá trình phục vụ khách tại nhà hàng;

+ Trình bày được các kiến thức khác có liên quan đến nghề Nghiệp vụ nhà hàng như:

Các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: kỹ năng giao tiếp, kiến thức về thực phẩm và ăn uống, môi trường và an ninh – an toàn trong nhà hàng;

– Kỹ năng:

+ Thực hiện được việc đón tiếp khách, tiếp nhận yêu cầu và thao tác phục vụ khách ăn uống trong môi trường một ca làm việc tại nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

+ Thao tác đúng yêu cầu kỹ thuật trong việc đặt bàn ăn và phục vụ các bữa ăn điểm tâm, trưa, tối, tiệc Âu, Á; phục vụ một số các loại đồ uống với món ăn;

+ Phối hợp với các đồng nghiệp trong bộ phận để tổ chức đón tiếp khách, tiếp nhận yêu cầu về ăn uống của khách, chuyển yêu cầu của khách đến các bộ phận liên quan một cách chính xác và phục vụ khách các loại đồ uống, đồ ăn đúng quy trình phù hợp, đúng thời gian quy định và đảm bảo vệ sinh, an toàn;

+ Giao tiếp trôi chảy, hiệu quả với khách bằng tiếng Việt;

+ Linh hoạt vận dụng được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng khác nhau;

+ Xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách đảm bảo hài lòng khách hàng và cân đối quyền lợi của doanh nghiệp;

+ Thực hiện được các biện pháp vệ sinh, an ninh, an toàn và phòng chống cháy nổ trong quá trình chuẩn bị và phục vụ khách ăn uống;

+ Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

+ Tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

– Thái độ:

+ Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

+ Có tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và ý thức cầu tiến.

  1. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong (nếu đạt yêu cầu) người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên phục vụ trực tiếp, trưởng nhóm nghiệp vụ và các vị trí khác trong nhà hàng tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

– Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

  1. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI  GIAN  THỰC HỌC  TỐI  THIỂU
  2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo: 03 tháng.

– Thời gian học tập: 12 tuần.

– Thời gian thực học: 440 giờ.

  1. Phân bố thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 115 giờ; Thời gian học thực hành và kiểm tra 325 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

TT Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Tổng quan du lịch  30 14 14 2
MĐ 02 Tâm lý và kỹ năng ứng xử trong du lịch 30 12 14 4
MĐ 03 Tiếng anh trong nhà hàng, khách sạn 45 19 24 2
MĐ 04 Nghiệp vụ Bàn 220 45 165 10
MĐ 05 Nghiệp vụ Bar 115 25 85 5
Tổng cộng 440 115 302 23

Ý kiến của bạn