CTĐT ngành Quản lý vận hành bơm điện

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƠ CẤP 

QUẢN LÝ VẬN HÀNH BƠM ĐIỆN

 

Tên nghề:  QUẢN LÝ VẬN HÀNH BƠM ĐIỆN

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên.

Số lượng môn học, mô-đun đào tạo: 08

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

 

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  2. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: 

+ Về kiến thức

– Có kiến thức hiểu biết về vẽ kỹ thuật và cách đọc một số chi tiết cơ khí đơn giản có liên quan đến thiết bị máy bơm và thiết bị điện trong trạm bơm.

– Có kiến thức hiểu biết về kết cấu lưới điện hạ áp, cấu tạo nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật, cách sử dụng các trang thiết bị trên lưới điện hạ áp;

– Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động. công dụng, các thông số kỹ thuật, phương pháp sử dụng các thiết bị điện trong trạm bơm như động cơ, thiết bị điều khiển, thiết bị đo lường điện.

– Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động. công dụng, các thông số kỹ thuật, phương pháp sử dụng các thiết bị bơm nước trong trạm bơm như máy bơm, đường ống, van khóa, thiết bị đo lường, thiết bị quan trắc.

– Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng các hạng mục công trình tại công trình đầu mối trạm bơm như bể hút, bể tháo, đường ống, nhà máy và các hạng mục phụ trợ khác.

– Mô tả được quy cách, thông số kỹ thuật và công dụng của các thiết bị, vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa các thiết bị trong trạm bơm.

– Nắm được cách gia công nguội một số chi tiết thay thế đối với máy bơm và đường ống.

– Nắm được cấu tạo, đặc điểm của hệ thống tưới, tiêu bằng trạm bơm.

– Hiểu rõ cách tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện kế hoạch dùng nước đối với  hệ thống tưới bằng trạm bơm.

– Nắm được các quy định pháp luật có liên quan đến công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi.

– Nắm được các quy trình, quy phạm quản lý, vận hành, kiểm tra sửa chữa máy bơm và thiết bị điện, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ;

– Nắm được nguyên nhân và biện pháp xử lý một số sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành trạm bơm.

+ Về kỹ năng

– Đọc bản vẽ một số chi tiết cơ khí đơn giản có liên quan đến thiết bị máy bơm và thiết bị điện trong trạm bơm

– Vận hành an toàn và có hiệu quả hệ thống điện và các thiết bị điện trong trạm bơm.

– Vận hành an toàn và có hiệu quả các thiết bị điện bơm nước trong trạm bơm.

– Vận hành an toàn và có hiệu quả các hạng mục công trình tại công trình đầu mối trạm bơm

– Sử dụng đúng các thiết bị, vật liệu thay thế, sửa chữa các thiết bị trong trạm bơm.

– Gia công nguội một số chi tiết thay thế đối với máy bơm và đường ống.

– Thực hiện và đánh giá được kết quả vận hành máy bơm theo đúng kế hoạch dùng nước.

– Vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong trạm bơm đảm bảo an toàn, đúng qui trình, mang lại hiệu quả cao.

– Phát hiện được sự cố thướng xảy ra trong quá trình vận hành trạm bơm, xác định được nguyên nhân và thực hiện được việc khắc phục sự cố.

– Thực hiện đúng các quy định về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ;

+ Thái độ:

– Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

– Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

– Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị;

– Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

  1. Cơ hội việc làm

Học viên hoàn thành chương trình học tập có thể làm việc đư­ợc ở các xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc các công ty khai thác công trình thủy lợi, các tổ, hội dùng nước. Người học có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

 

  1. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:      
  2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo : 03 tháng

– Thời gian học tập : 12 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu : 440 giờ (11 tuần)

– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và kiểm tra cuối khóa học: 40 giờ (1 tuần)

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 190 giờ; thời gian học thực hành: 224 giờ; thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: 26 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN HỌC TẬP 

Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo
Tổng số  tiết Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
A Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở        
MĐ01 Vẽ kỹ‎ thuật 30 16 12 2
MĐ02 Điện trạm bơm 45 19 24 2
MĐ03 Kỹ thuật an toàn lao động 30 18 8 4
MĐ04 Máy bơm – Trạm bơm 60 29 27 4
MĐ05 Kỹ thuật nguội 45 17 24 4
MĐ06 Kỹ thuật lắp đặt máy bơm 75 32 39 4
MĐ07 Vận hành quản l‎ý Trạm bơm NN 75 29 42 4
MĐ08 Vận hành, tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa các máy bơm thường dùng trong nông nghiệp 80 28 48 4
  Tổng cộng 440 188 224 28

Ý kiến của bạn