Công nghệ kỹ thuật giao thông – ngành học cần nguồn nhân lực cao

Công nghệ kỹ thuật giao thông – ngành học cần nguồn nhân lực cao

 

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020, trong đó có Công nghệ kỹ thuật giao thông. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những bạn trẻ đang theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật giao thông.

Công nghệ kỹ thuật giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Mục tiêu của ngành là đào tạo cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, thiết kế, thi công, vận hành và quản lý các dự án cơ sở hạ tầng xã hội. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để giải quyết các vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, vùng hiện nay đang gặp phải.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các công ty xây dựng Cầu Đường, các công ty quản lý và sửa chữa các công trình giao thông và các công ty xây dựng,… Nhìn chung, tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, bạn có thể làm việc tại các vị trí:

  • Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Cán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.
  • Ngoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.

 

Tin, ảnh: Thái Bình

 

Link đăng ký: //koranburuh.com/tuyen-sinh-online/tuyen-sinh-cao-dang-online/

 

 

 

Ý kiến của bạn