Kinh nghiệm tổ chức đào tạo trực tuyến/kết hợp trong giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức chuỗi hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm phương pháp đào tạo trực tuyến/kết hợp trong giáo dục nghề nghiệp. Chuỗi hội thảo diễn ra trong thời gian từ ngày 30/9 đến ngày 11/11/2021, các ngày thứ 5 hàng tuần. Mục đích chuỗi hội thảo nhằm chia sẽ những bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến/kết hợp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các nhà quản lý, hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Tham dự chuỗi hội thảo có gần 200 đại biểu, bao gồm 15 đại biểu là Lãnh đạo Vụ, đơn vị và cán bộ quản lý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, những người tham ra xây dựng, hoạch định chính sách phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp và hơn 180 đại biểu là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng, khoa, giảng viên, giáo viên được lựa chọn từ 44 trường trong hệ thống.
Trong buổi khai mạc chuỗi hội thảo diễn ra vào ngày 30/9 với chủ để: “Chuyển đổi mô hình học tập truyền thống sang học tập trực tuyến”, có sự tham dự của bà Jen Bahen, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam; TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các diễn giả đến từ TAFE Queensland là bà Julie Healy và bà Sam Crowe.
Tại buổi khai mạc, các đại biểu được nghe bà Jen Bahen, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam giới thiệu và chia sẻ về giáo dục nghề nghiệp của Úc đang diễn biến như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh Covid; quá trình chuyển đổi số, xây dựng hệ thống và chuyển đổi phương thức tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp Úc đã triển khai.
Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Quốc Bình (bên trái) phát biểu khai mạc
Phát biểu tại buổi khai mạc, TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch covid đòi hỏi hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên thế giới cần phải đổi mới. Việt Nam định hướng phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại hóa, hội nhập hóa, bao trùm, tạo cơ sở học tập, phát triển kỹ năng suốt đời, gắn với an sinh xã hội, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi số là giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát triến kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào phát triển hệ sinh thái số với những giải pháp: (i) Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; (ii) Chỉnh sửa, cập nhật nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; (iii) Thay đổi phương pháp dạy và học các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp, tăng cường dạy học trực tuyến/kết hợp; (iv) Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số đảm bảo sự liên thông, kết nối; (v) Phát triển giáo viên số, học viên số, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho giáo viên, cán bộ quản lý và người học; (vi) Đẩy mạnh quản lý số và quản trị số hệ thống giáo dục nghề nghiệp; (vii) Nâng cao nhận thức chuyển đôi số trong giáo dục nghề nghiệp; (viii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số.
TS. Phạm Vũ Quốc Bình cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức khi chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay, vấn đề nhận thức về chuyển đổi số, quá trình thực hiện chuyển đổi số; kỹ năng xây dựng bài giảng, phương pháp giảng dạy trong đào tạo trực tuyến; kỹ năng số và kỹ năng tự học của học sinh, sinh viên khi học trực tuyến; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tịn còn hạn chế, chưa hệ thống, đồng bộ, sự liên thông kết nối chưa cao; tự chủ phát triển chương trình còn chậm; sự kết nối với doanh nghiệp còn yếu…
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid, Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp đã tập trung chỉ đạo toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác tuyển sinh và chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang trực tuyến; đẩy mạnh phát triển học liệu số, phần mềm, các thiết bị ảo; các phương pháp đào tạo tích hợp truyền thống trực tuyến… điều này giúp sự ổn định và duy trì hoạt động của thống. Tuy nhiên, còn những hạn chế khi chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang trực tuyến như: việc kiểm soát chất lượng đào tạo trực tuyến chưa đảm bảo; còn thiếu các nền tảng số, ứng dụng số để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc từ xa của người học… nên công tác quản lý, quản trị của các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng.
Trong bối cảnh đó, việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thông qua các hội thảo, tập huấn trực tuyến quốc tế, trong đó ưu tiên các nội dung về quản lý và đánh giá trong đào tạo trực tuyến; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế dạy học trực tuyến; năng lực số hóa bài giảng, học liệu…tương tự như chuỗi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm này của Úc là rất cần thiết và hữu ích đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
Các chuyên gia đến từ TAFE Queensland là bà Julie Healy và bà Sam Crowe đã chia sẻ những kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả đào tạo khi chuyển từ hình thức đào tạo truyền thống sang trực tuyến, cụ thể như:
– Lập kế hoạch, chuẩn bị xây dựng cấu trúc bài giảng trực tuyến kết hợp với công tác tuyển sinh với hệ thống quản lý học tập;
– Hệ thống quản lý học tập: cần phải được xây dựng trước khi triển khai học tập trực tuyến.Trong Hệ thống quản lý học tập phải có nền tảng hệ thống và ứng dụng, công nghệ hộ trợ học tập trực tuyến, vi dụ; có cơ sở hạ tầng phục vụ hội nghị, hội thảo gọi video; có dịch vụ tải file trên cơ sở đám mây; công cụ thu âm online, các nội dung được phát triển phải thích ứng được các thiết bị điện thoại thông minh mà học viên sử dụng để học tập.
– Đội ngũ giảng viên, người dạy cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho việc giảng dạy trực tuyến: việc chuyển đổi từ dạy trực tiếp sang trực tuyến, đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng viên phải được đào tạo, tập huấn về công nghệ mới, kỹ năng sư phạm để tổ chức giảng dạy các khóa trực tuyến; chuyển đổi những bài giảng trực tiếp phù hợp với mô hình học tập trực tuyến, kết hợp; các chương trình, nội dung được thiết kế phù hợp theo từng cấp bậc xuyên suốt con đường sự nghiệp của giảng viên, từ cấp độ cơ sở, khi giảng viên được nâng bậc họ được nhiều quyền tiếp cận hơn trong hệ thống quản trị học tập.
– Xây dựng, phát triển các nguồn tài nguyên để hỗ trợ giảng viên, nguười dạy tối đa, ví dụ: các video, phim ngắn để tạo nên để độ đài tối đa 15 phút. Là thời gian tốt nhất để giảng viên có thế tiếp cận được nội dung video nhanh nhất và có thể thu âm lại; tiếp nhận phản hồi của giảng viên vẫn muốn lựa chọn phương pháp đào tạo trực tiếp hơn; cung cấp nhiều lựa chọn cho giảng viên vào các thời gian khác nhau. Giúp giảng viên hiểu được mô hình và môi trường đào tạo tực tiếp, học tập kết hợp và trực tuyến hoàn toàn thì khác nhau như thế nào.
– Xây dựng nội dung học tập cho học sinh, sinh viên hệ thống đánh giá cho từng môn học của giảng viên;
+ Xây dựng môn học phù hợp với từng cá nhân học viên; thiết kế hoạt động tương tác trong nội dung học tập. Các tài liệu học tập cần có video, hình ảnh để đảm bảo tính tương tác, tăng sự hoạt động của người học.
+ Thiết kế các hộp chabox để học sinh và giảng viên có thể tương tác với nhau khi tham gia học trực tuyến. Học sinh, sinh viên có thể thấy được mình học được bao nhiêu % chương trình, bao nhiêu môn học; thiết kế để học sinh, sinh viên cần phải xem luôn video ngay tại giao diện sẽ giúp giảng viên theo dõi có bao nhiêu học sinh xem video và học sinh có xem hết video không? Từ đó sẽ biết được video có hấp dẫn với học sinh, sinh viên không?
+ Thiết kế phần thảo luận cuối mỗi buổi học để học sinh, sinh viên trao đổi nhiều hơn, học sinh, sinh viên tương tác nhiều hơn, hỏi những câu hỏi học sinh, sinh viên có thể trả lời. Chia phòng cho sinh viên thảo luận nhóm; các hoạt động của học sinh, sinh viên trên lớp học truyền thống được chuyển lên môi trường trực tuyến.
– Đánh giá mức độ sẵn sàng của học sinh, sinh viên đối với các công cụ học tập trực tuyến
Năm bắt, khảo sát  ngắn  để xem xét mức độ phù hợp của học sinh với môi trường học tập online, các em thích học kiểu nào, thích tương tác với bạn trong lớp như thế nào, có nhiều động lực học tập trực tuyến không,.. từ đó biết được nên xếp lớp các em như thế nào hay cho các em học trực tiếp là phù hợp.
– Định hướng, hỗ trợ học viên và giảng viên trong học và day trực tuyến
+ Có những buổi định hướng để hướng dẫn các em cách sử dụng hệ thống học tập trực tuyến để học tập hiệu quả nhất, đọc bài, làm bài kiểm tra, tìm nguồn học liệu, nộp bài, giao tiếp với các bạn trong lớp…
+ Trên website có bí quyết hướng dẫn quá trình học tập online cho cả giảng viên và học viên.
Một số bí quyết mà TAFE Queensland đang thực hiện:
– Sau Covid 19, mô hình học tập kết hợp sẽ được ứng dụng mạnh mẽ hơn, cần có cách tiếp cận linh động hơn, tăng cường tính trách nhiệm, tự chủ tự giác học tập của học sinh, sinh viên; áp dụng thông lệ dạy học mới, ví dụ học tập xã hội, hợp tác trong học tập như thế nào?
– Giao tiếp, tương tác, làm việc nhóm có trách nhiệm, đào tạo kỹ năng thực hành, phải có mô hình học tập kết hợp phù hợp để có thể dạy kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên; khi có cơ hội học tập trực tiếp thì cần tận dụng cho các em thực hành, để tiếp thu rèn luyện kỹ năng.
– Cần chuẩn bị kỹ việc thiết kế nội dung, thiết kế xây dựng chương trình cho đào tạo trực tuyến;
– Cần xác định các nội dung nào phù hợp với đào tạo trực tuyến; thiết kế các nội dụng đó cho việc giảng dạy trực tuyến như thế nào?
– Thay đổi mô hình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để họ biết cách dạy online như thế nào vẫn đáp ứng được chuẩn chất lượng đầu ra.
– Xây dựng hệ thống tài liệu dạy học phù hợp, các văn bản, quy định rõ vai trò trách nhiệm của người dạy, người học và người quản lý.
– Có hệ thống hỗ trợ phù hợp và luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ và tương tác với các bên liên quan giáo viên, học viên, quản lý…
– Khi thiết kế khóa học trực tuyến cần tăng cường tương tác, thu hút học sinh, sinh viên qua các bài giảng, học liệu; tăng cường các hoạt động của học sinh, sinh viên, có môi trường mô phỏng để các học sinh thực hành kỹ năng, kiến thức mà các em có được./.
                                              VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
                                             TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Sưu tầm: Thái Bình

Ý kiến của bạn