CTĐT ngành Điện – nước

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

Tên ngành, nghề: ĐIỆN – NƯỚC

Mã ngành, nghề: 5580212

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề Điện – nước trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; Trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ của người công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc để thi công điện – nước của một công trình xây dựng dưới sự giám sát, hướng dẫn của Kỹ sư.

Học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp bằng có đủ năng lực để làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: thi công xây dựng công trình dân dụng, hoặc tự  tổ chức đội, nhóm thợ để thi công hệ thống điện – nước của công trình dân dụng..

1.2. Mục tiêu cụ thể:              

1.2.1. Về kiến thức:

– Chính trị, pháp luật:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

– Thể chất và quốc phòng:

+ Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Biết được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, có tinh thần cảnh giác và sẳn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng toàn dân;

– Chuyên môn

+ Hiểu được cấu tạo của các bản vẽ công trình dân dụng.

+ Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước.

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế điện Trình bày được khái niệm cơ bản, quy ước về bản vẽ sử dụng trong nghề Điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;

+ Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường dùng trong nghề điện – nước.

+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các các loại thiết bị điện,

+ Trình bày công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề.

+  Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt,  phụ tải của một căn hộ.

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng

+ Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị cấp ăn hộ.

+ Khai triển được các chi tiết, phụ kiện đơn giản đảm bảo cho gia công, lắp đặt đường ống cấp thoát nước của một căn hộ.

+ Trình bày được các phương pháp lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lắp đặt thiết bị vệ sinh, máy nước nóng và các thiết bị dùng trong căn hộ  phù hợp với yêu cầu thi công.

 

1.2.2 Về kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ công trình xây dựng đơn giản;

+ Vẽ được bản vẽ điện đơn giản

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề.

+  Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật.

+ Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt.

+ Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện cho một căn hộ

+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị gia dụng.

+ Bảo trì và quản lý được mạng điện chiếu sáng cho một căn hộ.

+ Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các chi tiết, phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Lắp đặt vận hành và quản lý được hệ thống cấp thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế.

+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế

+ Trình độ ngoại ngữ: Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

+ Trình độ tin học: có kỹ năng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

 

1.2.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;

– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

– Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

 

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

+ Làm công nhân dưới sự hướng dẫn của kỹ sư thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực được đào tạo;

+ Tự tổ chức tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc lắp đặt điện nước cho các công trình xây dựng;

+ Được học liên thông Cao đẳng theo quy định.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:(không tính khối lượng kiến thức ngoại khóa)

– Số lượng môn học, mô đun: 24 (12 môn học, 12 mô đun)

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 55 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ (Theo qui định  tại thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22/10/2013 của Bộ lao động thương binh và xã hội)

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1360 giờ

+ Khối lượng lý thuyết: 443 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1137 giờ

 

  1. Nội dung chương trình:
 

 

Mã MH/ MĐ

 

 

Tên môn học/mô đun

  Thời gian học tập (giờ)
Số tín chỉ  

Tổng số

Trong đó
  Lý thuyết TH/ TT/TN/BT/TL* Kiểm

tra

I Các môn học chung 12 210 88 106 16
MH 01 Chính trị 2 30 22 6 2
MH 02 Pháp luât. 1 15 11 3 1
MH 03 Giáo dục thể chất 2 30 3 24 3
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 45 19 23 3
MH 05 Tin học 2 30 13 15 2
MH 06 Tiếng Anh 3 60 20 35 5
II Các môn học, mô đun chuyên môn 42 1360 355 926 89
      II.1 Môn học, mô đun cơ sở 13 250 136 99 15
MH 07 Vẽ kỹ thuật 3 75 32 39 4
MH 08 Kỹ thuật điện 2 40 25 13 2
MH 09 Vẽ điện 2 30 12 16 2
MH 10 Thủy lực 2 30 13 14 3
MH 11 Vật liệu 2 45 31 12 2
MH 12 Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động 2 30 23 5 2
II.2 Môn học, mô đun chuyên ngành 30 1120 219 827 74
MĐ 13 Kỹ thuật hàn – nguội cơ bản 2 60 13 39 8
MĐ 14 Kỹ thuật thi công xây trát 2 60 10 44 6
MĐ 15 Lắp đặt mạch điện cơ bản 2 80 24 52 4
MĐ 16 Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện  trong nhà 3 120 29 83 8
MĐ 17 Lắp đặt thiết bị đóng ngắt và bảo vệ 2 80 26 50 4
MĐ 18 Lắp đặt thiết bị gia dụng và đo lường điện 2 80 26 48 6
MĐ 19 Lắp đặt thiết bị chống sét và tiếp địa 2 80 15 57 8
MĐ 20 Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị 1 40 15 20 5
MĐ 21 Lắp đặt đường ống 4 160 30 122 8
MĐ 22 Lắp đặt thiết bị dùng nước 3 120 24 90 6
MĐ 23 Quản lý, vận hành mạng lưới đường ống cấp thoát nước 2 40 7 30 3
MĐ 24 Thực tập sản xuất 5 200 0 192 8
Tổng cộng 55 1580 443 1032 105

Ý kiến của bạn