Công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn – Mối quan hệ khăng khít giúp nâng cao công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghệ – Kinh tế và Thủy lợi miền Trung

 

Với phương châm học đi đôi với hành, nghiên cứu khoa học phải ứng dụng được vào thực tiễn và công tác giảng dạy. Những năm qua, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ – Kinh tế và Thủy lợi miền Trung đã thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án. Gần đây nhất, có thể kể đến như: Đề tài Nghiên cứu tính toán sức chịu tải của đất nền cho phường Cẩm Châu và xã Cẩm Hà, thành phố Hội An của TS. Phạm Quang Đông chủ nhiệm (nghiệm thu năm 2021); Đề tài Nghiên cứu ứng dụng mô hình Mike 11 tính toán xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn của nhóm tác giả Nguyễn Đại Trung, Phan Thị Tường Vi; Lập quy hoạch tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 của tập thể Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ (nghiệm thu năm 2020); Lập báo cáo hiện  trạng và phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Trung tâm Quan trắc môi trường. Các đề tài thực tế đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các ngành Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường; Cấp, thoát nước của Nhà trường.

Mới đây nhất là nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông là nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam giao cho Nhà trường thực hiện.

Mục đích và phạm vi của nhiệm vụ là Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải (bằng phương pháp gián tiếp và phương pháp mô hình) của các đoạn sông là nguồn nước nội tỉnh và là nơi tiếp nhận nước thải của các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp ở khu vực đồng bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bao gồm 7 huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng quản lý hợp lý, hiệu quả nguồn nước sông khu vực nghiên cứu.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài cơ sở dữ liệu thu thập từ các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam thì quá trình điều tra hiện trạng, đo đạc địa hình lòng sông, độ mặn, mực nước và chất lượng nguồn nước… tại các sông/đoạn sông cần đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải là công việc không thể thiếu để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá sau này.

Thông qua việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học này, giảng viên các ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường; Quản lý tài nguyên và môi trường; Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nướcQuản lý đất đai tiếp tục có cơ hội được cọ sát thực tế, đưa kiến thức thực tế vào giảng dạy. Học sinh sinh viên các ngành này được tham gia cùng thầy cô để biến các kiến thức đã học thành những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng, phục vụ tốt công tác thực tế sau này.

        Một số hình ảnh công tác khảo sát, đo đạc tại hiện trường:

Đo địa hình mặt cắt ngang sông tại Cửa Đại – Hội An

Đo địa hình mặt cắt ngang sông tại Cửa Lở – Núi Thành

Lấy mẫu tại Trạm xử lý nước thải Chùa Cầu – Hội An

Phân tích mẫu nước tại Phòng thí nghiệm

  Tin, ảnh: Nguyễn Văn Định

Ý kiến của bạn